Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Bạn đã cho con ăn thực phẩm bổ dưỡng đúng cách chưa?

Các chế phẩm sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua... có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được các bố mẹ lựa chọn cho con sử dụng. Nhưng cũng vì thế, đây cũng là những loại thực phẩm thường bị dùng sai nhất.

Vậy để cho con ăn thực phẩm bổ sung dưỡng chất đúng cách thì bài viết dưới đây Tuticare 85 Võ Chí Công sẽ chia sẻ đến bạn điều này qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng với chúng tôi nhé!

1. Váng sữa

Váng sữa là một trong những loại thực phẩm quá quen thuộc trong những gia đình có trẻ nhỏ vì có vị béo thơm, ngọt ngọt mà các bé yêu thích. Tuy nhiên, dù váng sữa được công nhận là giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng rất dễ "lợi bất cập hại" do nhiều bà mẹ hiện đang sử dụng không đúng cách cho con mình.

Cho ăn sai thời điểm - trước hay sau khi vừa ăn bữa chính, ăn trước khi đi ngủ - là một trong những sai lầm phổ biến nhất. Váng sữa rất giàu chất béo và năng lượng nên bằng việc cho con ăn vào những thời điểm như vậy, bạn đang vô tình khiến con mình bị đầy bụng và trở nên biếng ăn, khó ngủ… Thời điểm tốt nhất để cho con ăn váng sữa nên là buổi sáng hoặc buổi chiều, sau khi bé ngủ trưa dậy - ăn váng sữa như món ăn vặt bổ sung, giúp cung cấp năng lượng cho bé hoạt động.

Một sai lầm phổ biến khác là tâm lý cho con dùng "càng nhiều càng tốt", thậm chí thay thế cho cả sữa và sữa mẹ mà không biết rằng hàm lượng đạm trong váng sữa rất thấp, nên việc làm này chắc chắn sẽ khiến bé bị thiếu dinh dưỡng, kém phát triển.

Ngoài ra, do váng sữa có hàm lượng chất béo và cholesterol cao nên bạn đừng cho những bé lớn sử dụng nhiều - trước 2 tuổi, bé có nhu cầu chất béo cao để phát triển trí não nhưng sau đó, nhu cầu này giảm dần về mức gần như người lớn. Nếu con đang bị thừa cân, bị rối loạn tiêu hóa cũng không nên cho dùng váng sữa. Và bạn đặc biệt hãy ghi nhớ lời dặn của các bác sỹ: không cho bé ăn váng sữa (và ăn dặm nói chung) trước khi bé được 6 tháng tuổi - thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng.


2. Phô mai

Trong phô mai có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều canxi và chất đạm, lại không chứa đường nên vẫn phù hợp cả cho những bé không thể uống sữa do bất dung nạp đường lactose. Tuy nhiên, cũng như tất cả những loại thực phẩm bổ dưỡng khác, phô mai không phải muốn ăn thế nào cũng được.

Bạn có thể tập cho con ăn phô mai khi bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, nhưng chỉ cho ăn ít một để thăm dò phản ứng, nếu thấy có dấu hiệu lạ thì cần dừng lại, hỏi bác sỹ. Phô mai chỉ là thực phẩm bổ sung, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều (chỉ giới hạn 1-2 miếng/ngày), không nên kết hợp nấu phô mai với những loại cháo có thành phần nguyên liệu như cua, lươn, mồng tơi, rau dền… Phô mai sẽ kết hợp tốt hơn với khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà… và bạn lưu ý khi món ăn chín, bạn tắt bếp rồi mới cho phô mai vào để tránh bị mất chất.

Thời điểm cho con ăn phô mai hợp lý nhất cũng là trong buổi sáng và trưa chiều, để bé có thể tiêu hóa được hết các thành phần dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bên cạnh đó bố mẹ cũng hãy cho con tắm nắng, vận động hợp lý để bé có thể có đủ vitamin D, hấp thụ canxi tốt nhất.


3. Sữa chua

Giá trị dinh dưỡng, khả năng phòng và thậm chí là trị bệnh của sữa chua là lý do khiến đây là một trong những loại thực phẩm được mẹ cho bé ăn nhiều nhất; nhưng được dùng nhiều nhất cũng có thể đồng nghĩa với thường bị dùng sai nhất. Chẳng hạn một số mẹ nghĩ rằng cần hâm nóng sữa chua để con ăn đỡ bị lạnh, đỡ ho - trong khi theo các chuyên gia, đây là việc làm cấm kỵ do nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa cho bé; thay vào đó, nếu sợ lạnh, bạn hãy chủ động lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng nửa tiếng rồi mới cho con ăn là được.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét